logo

TẠI SAO LẠI CÓ TẾT HÀN THỰC? Ý NGHĨA CỦA TẾT HÀN THỰC THEO DÂN GIAN VIỆT NAM?

Tết Hàn Thực (3/3 âm lịch hằng năm) mỗi gia đình Việt Nam đều sum vầy; cùng nhau chuẩn bị những đĩa bánh trôi; bánh chay cúng gia tiên. Tuy nhiên, nếu không làm trong lĩnh vực văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh thì ít người biết được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này. Vậy Tết Hàn Thực là ngày gì? DG Plastic sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về ngày Lễ cổ truyền này nhé!

Nguồn gốc Tết Hàn Thực?

Theo tiếng Hán:

  • Hàn: lạnh
  • Thực: ăn
  • Tết Hàn Thực: Ngày Tết ăn đồ lạnh

Phong tục này bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa bên Trung Quốc, vào thời Xuân Thu (770 – 221 TCN). Chuyện được lưu lại rằng, lúc bấy giờ Vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn; phải bỏ quốc gia sống trong cảnh lưu vong nay nước Tề mai nước Sở. Bên cạnh có một vị hiền sĩ là Giới Tử Thôi hết lòng giúp sức, phò tá, bày mưu kế.

Một hôm trên đường lánh nạn, lương thực quân đội gần như cạn kiện. Với lòng trung thành, phò tá Giới Tử Thôi đã nén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu cho vua ăn. Biết được vua đã vô cùng cảm kích vì sự hi sinh này.

Sau này Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn. Phong thưởng cho các tướng sĩ, người có công nhưng lại vô tình quên mất Giới Tử Thôi.

Không hề oán trách, Giới Tử Khôi cho rằng việc phò tá vua là trách nhiệm, nghĩa vụ của quần thần chứ không phải để đổi lấy vinh hoa phú quý. Về sau, ông lẳng lặng đưa mẹ về quê nhà tại núi Điền Sơn ở ẩn; sống những ngày tháng bình yên, an lạc.

Sau này Vua Tấn Văn Công nhớ ra, bèn sai người quay lại tìm Giới tử Thôi. Nhưng ông nhất quyết không về lĩnh thưởng. Vua bền ra lệnh đốt rừng để ép ông quay về triều đình. Không ngờ, với tính cánh kiên định, Giới Tử Thôi đã cùng mẹ chịu cảnh chết cháy trong rừng.

Thương sót và hối hận vì hành động của mình. Nhà Vua đã cho lập miếu thờ Tử Thôi trên núi và đổi tên núi là Giới Sơn. Sau đó, vua hạ lệnh cho tất cả phải kiêng đốt lửa ba ngày (khoảng từ ngày 3/3 – 5/3 âm lịch). Chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để bày tỏ lòng tưởng nhớ. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời từ đó.

Mặc dù bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam. Ngày tết Hàn Thực có ý nghĩa tâm linh khác, phong tục ngày lễ cúng có nhiều thay đổi để phù hợp với văn hoá của người Việt.

Ở Việt Nam, Tết Hàn Thực được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay (Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ đặc trưng văn hoá và lối sống của người Việt. Khác với Trung Quốc, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa; mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Ý nghĩa tục ăn bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực của người Việt.

Ngày 3/3 âm lịch, người Việt thường hay chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ gia tiên, lễ phật.

Người dân Việt Nam quen gọi ngày này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay nhiều hơn tết Hàn Thực.

tết hàn thực; bánh trôi bánh chay; phụ kiện cửa;
Tết Hàn Thực trong dân gian Việt Nam

Hình ảnh bánh trôi, bánh chay xếp đầy cạnh nhau trên đĩa tròn mang hàm ý tưởng nhớ tới sự tích “Mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng”. Thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” tưởng nhớ công lao ông bà tổ tiên vào tết Hàn Thực.

Cả 2 loại bánh đều được làm từ gạo nếp thơm. Đây là thành quả lao động vất vả dâng lên ông bà tổ tiên. Cũng là hình ảnh thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Công ty TNHH Kim Khí DG – DG Plastic.
? Lô 3-4, TT7, KĐG Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Huyện Thanh Trì – Hà Nội.
? Chi nhánh: Số 42, TCH 17, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
☎️ Hotline: 0961 413 418
? Website: https://dgplastic.vn

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

0961.413.418